Vòng đời Hà

Hà có hai giai đoạn ấu trùng riêng biệt, nauplius và cyprid, trước khi phát triển thành một con hà trưởng thành.

Nauplius

Ấu trùng Nauplius của loài Elminius Modestus

Một trứng đã thụ tinh nở thành một nauplius: ấu trùng có một mắt một đầu và một râu, không có ngực hoặc bụng. Trải qua 6 tháng phát triển, sau năm lần lột xác nó chuẩn bị chuyển vào giai đoạn cyprid. Ấu trùng ban đầu bám lấy bố mẹ, và rời ra sau khi rụng lông lần đầu tiên và trở thành ấu trùng bơi tự do với lông cứng.[1]

Cyprid

Ấu trùng cyprid là giai đoạn cuối trước khi trưởng thành. Đây là giai đoạn ấu trùng không ăn mà tập trung tìm một nơi thích hợp để bám vĩnh viễn khi trưởng thành. Giai đoạn cyprid kéo dài từ ngày đến vài tuần. Nó khám phá các bề mặt có tiềm năng với đôi râu đã tiến hóa, một khi nó đã tìm thấy một vị trí có khả năng phù hợp, nó gắn cái râu thứ nhất lên bề mặt bằng một chất keo là glycoproteinous. Ấu trùng bắt đầu đánh giá dựa trên kết cấu của bề mặt, thành phần hóa học, độ ẩm tương đối, màu sắc và thành phần màng sinh học bề mặt; chúng thường đính kèm gần các con hà khác. Khi ấu trùng cạn kiệt năng lượng dự trữ nó trở nên ít kén chọn hơn và bắt đầu bám cứng bản thân vĩnh viễn với lớp nền là hợp chất proteinacous và sau đó trải qua biến thái thành một con hà "vị thành niên".[2]

Trưởng thành

Hà điển hình phát triển sáu tấm đá vôi cứng bao vây và bảo vệ cơ thể. Trong suốt phần còn lại của cuộc đời, hà được gắn với mặt đất, khi đó những bộ phận duy nhất di chuyển được là 6 đôi xúc tu hay chân lông (cirri) để bắt các sinh vật phù du.Sau nhiều lần biến thái hơn và đạt đến dạng trưởng thành, hà sẽ tiếp tục phát triển bằng cách thêm nguyên liệu mới cho những tấm vôi hóa nặng nề của nó. Những tấm đá vôi này không rụng đi, tuy nhiên, giống như tất cả ecdysozoans (động vật chân khớp nguyên thủy), con hà sẽ vẫn thay lông lớp biểu bì của nó.[3]

Sinh sản

Hà là loài lưỡng tính tuy nhiên cũng có nhiều cá thể chỉ có một giới tính. Buồng trứng được nằm trong vỏ hoặc dưới đế bám và có thể nằm sâu dưới bề mặt bám, tinh hoàn thì nằm cao hơn, ngay sát bề mặt lỗ hở. Những cá thể lưỡng tính cũng tiếp nhận tinh trùng như hà cái. Mặc dù về mặt lý thuyết tự thụ tinh có thể xảy ra nhưng đã được thực nghiệm chứng minh là hiếm xảy ra với hà.[4][5]

Lối sống bám cố định của hà làm cho sinh sản hữu tính trở nên khó khăn, không như các sinh vật khác hà không thể để lại vỏ để giao phối. Để tạo điều kiện chuyển gen giữa các cá nhân bị cô lập, hà có dương vật cực kỳ dài. Hà có lẽ có dương vật lớn nhất trong thế giới động vật nếu tính theo tỷ lệ với kích thước cơ thể.[4]

Hà cũng có thể sinh sản thông qua một phương pháp gọi là spermcasting (phóng tinh trùng), trong đó hà đực giải phóng tinh trùng của mình vào trong nước và hà cái tự đón lấy thụ tinh cho trứng của mình.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hà http://www.museum.vic.gov.au/crust/barnbiol.html http://newswatch.nationalgeographic.com/2013/01/15... http://www.sparknotes.com/biography/darwin/section... http://www.recursosmarinos.net/wp-content/plugins/... http://web.archive.org/web/20070217160059/http://w... http://web.archive.org/web/20070929121941/http://w... http://books.google.co.uk/books?id=2MDH9IRDkdkC&pg... http://darwin-online.org.uk/EditorialIntroductions... http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/noidung/tudien/... http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/noidung/tudien/...